Sử dụng sừng tê giác
là VI PHẠM PHÁP LUẬT
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cá nhân có hành vi vận chuyển, buôn bán hoặc tàng trữ trái phép sừng tê giác với khối lượng từ 50 gam trở lên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đối diện với mức phạt tù lên đến 15 năm.
Với khối lượng sừng tê giác dưới 50 gam, cá nhân có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 360 triệu đồng. Bên cạnh đó, hành vi quảng cáo, rao bán sừng tê giác – “hàng cấm” theo quy định của Luật Đầu tư 2020 cũng là hành vi vi phạm hành chính và có thể bị xử phạt từ 70 đến 100 triệu đồng
Thực hư tác dụng
của sừng tê giác
Sừng tê giác có thành phần cấu tạo từ keratin, cùng loại protein cấu tạo nên mái tóc và móng tay của con người. Hình ảnh phân tích bởi ohio.edu
Sừng tê giác có tính hàn, không có tác dụng bổ huyết, bổ khí, bổ âm, bổ dương và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh sừng tê giác chữa được ung thư.
Sử dụng nguồn DƯỢC liệu
hợp pháp, an toàn, bền vững
Các vị thuốc trong y học cổ truyền có tác dụng Thanh nhiệt lương huyết